Đất nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp còn khá khiêm tốn. Ngoài ra còn một số ngành khác như đánh bắt hải sản, khai khoáng và du lịch. Tốc độ tăng GDP trung bình khoảng 2,9%. Vanuatu nhập khẩu nhiều máy móc, phương tiện vận tải, thực phẩm, dầu mỏ, hoá chất trong khi xuất khẩu chủ yếu là cùi dừa, ca cao, thịt bò, gỗ. Bạn hàng và cũng là nước cung cấp viện trợ chính là Australia, Anh, Pháp, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật bản, New Zealand.

Đầu tư nước ngoài dễ dàng được chính phủ Vanuatu hoan nghênh đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, lâm nghiệp, nông nghiệp, sản phẩm gỗ và đánh bắt cá.

Để cải thiện đầu tư nước ngoài, chính phủ đã thực hiện một số bước như giảm thiểu thủ tục giấy tờ, hợp lý hóa quan liêu, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện phương tiện truyền thông quốc tế và chi phí lao động thấp.
Quốc đảo có môi trường chính trị ổn định và không có thuế trực tiếp. Thuế doanh nghiệp đối với thu nhập ở nước ngoài và địa phương bằng không. Các loại thuế gián tiếp, cũng như, lệ phí chỉ là tối thiểu. Vì vậy, điều này tạo ra môi trường hoàn hảo để bắt đầu một dự án kinh doanh mới tại quốc đảo Vanuatu.
Hiện nay, Vanuatu đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư có chuyên môn về trồng trọt và kỹ thuật canh tác hiện đại, bất động sản nghỉ dưỡng và phát triển du lịch, thậm chí trong sản xuất gỗ và các sản phẩm liên quan. Các doanh nghiệp đang tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát mới, đã tìm thấy nhiều cơ hội để phát triển tại quốc gia này bởi ngành du lịch của Vanuatu nhập khẩu hầu hết các thực phẩm trái cây, rau quả và các nhà sản xuất địa phương muốn phát triển nhiều hơn về các sản phẩm chế biến như vanilla và gia vị.
Bên cạnh đó, bất động sản tại quốc đảo Vanuatu mang tiềm năng lớn cho nhà đầu tư nước ngoài, với các dự án bất động sản giá rẻ, quyền sở hữu đất lâu dài và an toàn.
Bất động sản Vanuatu có tiềm năng tăng trưởng cực mạnh khi dự thảo quốc tịch Vanuatu được thông qua vào cuối năm 2020. Các loại bất động sản bao gồm: BĐS nhà ở, thương mại, du lịch, nông nghiệp (đặc biệt BĐS thương mại và du lịch)
Điển hình là việc đầu tư từ tư nhân Trung Quốc vào Vanuatu đang bùng nổ. Thành phố Rainbow City đang trong công trình xây dựng, là một khu phát triển nhà ở và mua sắm khổng lồ trên hòn đảo chính của Vanuatu, Efate. Trong vòng 10 năm tới, công trình xây dựng sẽ chiếm 86 ha đất trống, bên cạnh những ngôi làng và khu nghỉ dưỡng nhỏ bé lân cận.

Việt Nam và Vanuatu

Hai nước có quan hệ truyền thống, đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3/3/1982. Vanuatu luôn coi trọng tăng cường quan hệ và hợp tác với Việt Nam. Năm 1997, Thủ tướng Vanuatu Serge Vohor sang Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao các nước nói tiếng Pháp tại Hà Nội, góp phần đem lại thành công cho Hội nghị. Tháng 4/2007, đoàn công tác liên ngành về người Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình dẫn đầu đã thăm làm việc tại Vanuatu. Cùng năm 2007, Bộ trưởng Ngoại giao và Ngoại thương Vanuatu George Andre Wells đã thăm chính thức Việt Nam. Tháng 4/2014, ông Toara Daniel Kala, Phó Chủ tịch Đảng Xanh (đảng cầm quyền của Vanuatu) sang Việt Nam dự Diễn đàn khu vực về hợp tác kinh tế Pháp ngữ.
Kim ngạch thương mại hai chiều trong các năm gần đây đạt trên 2 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu: thịt, ngũ cốc, thủy sản, sản phẩm sứ sang Vanuatu trị giá gần 1,9 triệu USD.
Trong tương lai, việc đầu tư trên nhiều lĩnh vực kinh tế giữa hai nước quốc gia sẽ được đẩy mạnh.
Immigration Solutions Suối nguồn văn hóa và con người đảo quốc Vanuatu Khám Phá –